Mục đích bài viết:
Để tiếp thu được tốt một vấn đề gì thì cần hiểu rõ căn bản của vấn đề đó. Hiểu rõ những khác biệt cơ bản của tiếng Nhật và so sánh với tiếng Việt; cũng giống như để tâm đến những đặc trưng ở tiếng Nhật mà tiếng Việt không có là việc nên tiếp thu đầu tiên khi bắt đầu học tiếng Nhật.
1. Cấu trúc cơ bản
※ Ví dụ:
Tôi ăn cơm.
私は ご飯を 食べます。
Tôi đang đợi bạn ở trước cửa hàng tiện lợi.
私は コンビニの 前に 友達を 待っています。
Tối nay tôi phải làm bài tập.
今夜 私は 宿題を しなければなりません。
Ngày nào tôi cũng tự nấu ăn.
毎日 私は 自炊します。
2. Vị trí các loại bổ ngữ
※ Ví dụ:
Cái điện thoại mới
新しい携帯
Nhớ nhanh
速く覚える
Trời đẹp
綺麗な天気
Người đàn ông nhìn có vẻ khó tính
厳しそうな男の人
*** Lưu ý: Tất cả những ví dụ phía trên không phải là 1 câu hoàn chỉnh mà là một cụm từ
Để sử dụng như là bổ ngữ, tùy theo loại từ sẽ cần những biết đổi cần thiết.
3. Giống với tiếng Việt, tiếng Nhật có thể lược bỏ thông tin đã biết.
Vì vậy rất cần chú ý đến chủ đề của cuộc hội thoại.
※ Ví dụ:
Tiếng Nhật | Tiếng Việt |
A:週末の飲み会に参加する? B:あの日運転免許の試験日なので、(飲み会に)参加しない。 | A:Cuối tuần này có dự tiệc không? B:Cuối tuần thi lái xe nên không dự (tiệc). |
旅行についての話 A:北海道(に行くのは)はどう? B:(北海道は)遠くて新幹線で行けないので今回は辞めておこう。 A:じゃ飛行機で(北海道に行けば)いいじゃん? B:(北海道の飛行機の)事前予約は出来ないの。 | Cuộc nói chuyện về việc đi du lịch A: (Đi du lịch) Hokkaidou thì sao? B: (Hokkaido thì) xa với lại không đi bằng Shinkansen được nên thôi. A: Vậy, (Nếu đi du lịch Hokkaido) bằng máy bay thì được mà. B: Vấn đề là không kịp đặt vé (máy bay đi hokkaido). |
母:お兄ちゃん今どこ? 弟:部屋(にいるの)です。 | Mẹ: Anh con đâu rồi? Em trai: (Đang ở trong) phòng ạ. |
4. Thì trong tiếng Nhật
Thì trong tiếng Nhật có một số khác biệt đặc trưng trong việc sử dụng so với tiếng Việt cho nên cần chú ý.
4.1 Thì hiện tại
Thì hiện tại trong tiếng Nhật là thì sử dụng cấu trúc động từ thể từ điển, từ thể nguyên mẫu.
Cách sử dụng:
① Giới thiệu, diễn tả sự vật sự việc ở thời điểm hiện tại khi câu kết thúc bằng Danh từ, Tính từ. (Ví dụ 1)
② Diễn tả tạp quán khi câu kết thúc bằng động từ, thường đi kèm với trạng từ chỉ tần suất. (Ví dụ 2)
③ Diễn tả một việc chưa xảy ra trong hiện tại, việc này sẽ xảy ra, sắp sửa xảy ra… khi câu kết thúc bằng động từ. (Ví dụ 3)
※ VÍ DỤ 1
私はウエンです。
(Tôi tên là UYÊN.)
うちのワンコが可愛い。
(Con chó con nhà tôi dễ thương lắm.)
日本は美しい国だ。
(Nhật Bản là đất nước xinh đẹp.)
※ VÍ DỤ 2
毎日日本語を勉強します。
(Ngày nào tôi cũng học tiếng Nhật.)
時間がないので年に1回ほどだけ旅行をする。
(Vì không có thời gian nên tôi chỉ đi du lịch khoảng 1 lần 1 năm.)
殆どは自炊するが、時々は外食する。
(Hầu hết là tôi tự nấu ăn, nhưng thỉnh thoảng vẫn ăn ngoài quán.)
※ VÍ DỤ 3
遅いから寝ましょう。
(Muộn rồi, đi ngủ thôi.)
買い物に行って来る。
((Bây giờ) tôi ra ngoài mua ít đồ rồi về)
今夜好きな配信があるので絶対帰って見る。
(Tối nay có buổi phát trực tiếp tôi thích nên nhất định sẽ xem)
➡ Nói thêm về cách sử dụng thứ 3. Như các bạn thấy được ở ví dụ 3 trên. Những hành động được diễn tả ở đây chưa được thực hiện tại hiện tại (thời điểm nói) mà sẽ được thực hiện ở thời gian sau đó. Chúng ta có thể hiểu đơn giản đây cũng được sử dụng như là thì tương lai.
➡ Đây là cách dùng khác với cách hiểu thì hiện tại của tiếng Việt nhất nên cần chú ý.
4.2 Thì quá khứ
Thì quá khứ sử động từ, tính từ, danh từ ở dạng quá khứ.
Cách sử dụng thì quá khứ tiếng Nhật.
① Sự việc diễn ra trong quá khứ, thường đi với trạng từ thời gian (VD1)
② Diễn tả sự sự thay đổi của một sự vật ngay lúc đó (VD2)
③ Diễn tả sự việc trong quá khứ, hàm ý rằng bây giờ không còn như vậy nữa. (VD2)
※ VÍ DỤ 1
この腕時計は誕生日に貰いました。
(Tôi nhận được cái đồng hồ đeo tay này nhân dịp sinh nhật)
コンビニで封筒を買いました。
(Tôi đã mua bì thư ở cửa hàng tiện lợi)
昨日は日曜日なので学校へは行かなかった。
(Hôm qua là chủ nhật nên tôi không đi học)
➡ Trong tiếng Việt, chúng ta có cần thiết phải thêm đã vào để mọi người biết việc đó xảy ra trong quá khứ hay không? Đây là vấn đề cần lưu ý khi dịch câu cũng như khi đặt câu.
※ VÍ DỤ 2
ほら、雨は降り始まったよ。
(Nhìn kìa, mưa bắt đầu rơi rồi.)
エアコンの暖房を入れたよ。
(Tôi bật chế độ sưởi của máy điều hòa lên rồi đấy.)
ようやく友達の家に着いた。
(Cuối cùng thì cũng đã đến nhà bạn tôi.)
※ VÍ DỤ 3
高校の時、席が隣の子に恋をした。
(Lúc học cấp 3, tôi đã thích con bé bàn bên)
幼いころは大人しい子だった。
(Hồi lúc nhỏ nó đã là đứa trẻ ngoan)
コロナ感染時代は外国旅行が難しかった。
(Thời đại dịch Corona đã rất khó đi du lịch ra nước ngoài)
4.3 Thì tiếp diễn
Thì tiếp diễn sử dụng dạng tiếp diễn của động từ để cấu thành câu.
Cách sử dụng:
① Diễn tả hành động đang được thực hiện ở thời điểm hiện tại (hiện tại tiếp diễn) hoặc quãng thời gian trong quá khứ được nhắc đến (quá khứ tiếp diễn) (VD1)
② Diễn tả trạng thái còn kéo dài từ trước đó cho đến tại thời điểm hiện tại (hiện tại tiếp diễn) hoặc thời điểm quá khứ được nhắc đến (quá khứ tiếp diễn) (VD2)
※ VÍ DỤ 1
兄は昨日の午前中サッカーをしていました。
(Anh trai thì hôm qua chơi bóng cả buổi sáng hôm qua)
[Cấu trúc là tiếp diễn ở tiếng Nhật, tuy nhiên đây là cấu trúc không có ở tiếng Việt cho nên “đang” không được thêm vào câu dịch]
今勉強しています。
(Tôi đang học bài)
昨年この頃くらいにはベトナムでのんびり家族と過ごしていた。
(Khoảng này năm ngoái thì tôi đang tận hưởng thời gian với gia đình ở Việt Nam)
※ VÍ DỤ 2
先生が教えてくれた日本のことはまだ覚えています。
(Tôi vẫn còn nhớ những điều thầy dạy tôi về nước Nhật.)
[Nhớ ở đây dùng động từ nhưng nó chỉ trạng thái. Trạng thái nhớ thì tiếp diễn (nhớ thì lúc nào cũng nhớ) nên dùng tiếp diễn.]
高校まではあの子と仲良くしていたが、大学を初めてから連絡が少なくなった。
(Cho đến cấp 3 thì tôi thân với con bé đó, từ khi vào đại học thì liên lạc ít đi.)
[Cấu trúc quá khứ tiếp diễn là không có ở tiếng Việt nên không thể dịch “đã đang thân”. Tiếp theo, có nhất thiết phải dịch “đã” cho những gì trong quá khứ ở tiếng Việt?]
この人は知っていますか?
(Bạn có biết người đó không?)
[Giống như ví dụ đầu, đây là trạng thái quen biết.]
※※※ Hiện tại tiếp diễn phủ định dùng để diễn tả một hành động chưa bao giờ làm tính đến thời điểm hiện tại. Đây là cách sử dụng hoàn toàn khác biệt so với tiếng Việt nên cần chú ý.
学校の忘年会に参加するって言っていないよ。
(Tôi chưa hề nói là sẽ dự buổi tiệc cuối năm của trường học.)
[tình trạng “chưa nói” tiếp tục từ quá khứ đến thời điểm hiện tại]
おばあさんがくれたリンゴは一つも食べていません。
(Tôi vẫn chưa ăn quả táo nào mà bà đã cho cả.)
[tình trạng “không ăn” tiếp tục từ quá khứ cho đến hiện tại.]
5. Từ với trợ từ thành một bộ
Trợ từ trong tiếng Nhật là một từ nối cần thiết phải dùng trong hầu hết các trường hợp để xác định nghĩa, chức năng của từ đứng trước nó.
Xem kĩ hơn ở bài giới thiệu trợ từ.
Xem bảng ví dụ dưới đây được tách ra đễ có thể dễ dàng thấy được bộ phận cấu thành câu của tiếng Nhật so với tiếng Việt, cũng như thấy được sự quan trọng của trợ từ khi đi chung với danh từ cấu tạo thành một bộ phận nghĩa của câu.
Tiếng Nhật | Tiếng Việt |
弟 は 毎日 公園 で 遊んでいる。 | Em trai (thì) mỗi ngày chơi ở công viên |
お父さん は コーヒー を 飲み ながら 新聞 を 読む。 | Bố thì vừa uống cafe (vừa) đọc báo |
明日 は 日曜日 なのに 休まない か? | Ngày mai (thì) dù là chủ nhật vẫn đi làm à? |
Như bảng ví dụ, chúng ta thấy từng đơn vị <từ + trợ từ> như là một đơn vị nghĩa trong câu. Từng đơn vị nghĩa này ghép với nhau cấu thành nên câu nguyên vẹn.
Theo đó, để hiểu được một câu chúng ta cần xác định cụm <từ + trợ từ>. Để xác định cụm <từ + trợ từ>, chúng ta tìm trợ từ trước rồi tìm từ gắn vào liền trước với nó. Sau đó, dịch những cụm này theo thứ tự của tiếng Việt là ổn.
今日は残業で遅くなるから晩ご飯は家で食べられない。
➡今日は 残業で 遅くなるから 晩ご飯は 家で 食べられない。
➡Hôm nay thì, vì tăng ca, sẽ trễ cho nên, cơm tối thì, ở nhà, không thể ăn. (dịch thô, cụm theo cụm)
➡Hôm nay vì tăng ca nên sẽ trễ cho nên cơm tối thì không thể ăn được ở nhà. (đổi lại theo cấu trúc tiếng Việt)
※ Cụm danh từ + trợ từ này có thể hoán đổi với nhau trong câu tương đối thoải mái. Tuy nhiên trạng từ chỉ thời gian hay thì thường được để đầu câu như tiếng Việt.
Như đã nói ở trên, cụm từ trợ từ này như là một đơn vị nghĩa của câu. Từng cụm này nối với nhau, với bộ phận kết câu tạo thành một câu. Trong tiếng Nhật, vị trí của từng đơn vị nghĩa này có thể dễ dàng hoán đổi cho nhau mà không lo lắng về nghĩa tổng thể của một câu.
Nghĩa của những câu dưới đây không có gì thay đổi:
田中さんは 友達と 公園で 昼ご飯を 食べました。
田中さんは 公園で 友達と 昼ご飯を 食べました。
公園で 田中さんは 昼ご飯を 友達と 食べました。
友達と 田中さんは 昼ご飯を 公園で 食べました。
QRCODE của trang này, quét để xem trên WEB ↓↓↓